Để được nhận vào các trường cao đẳng/
đại học tại Mỹ, sinh viên quốc tế phải nộp học bạ và bảng điểm THPT
giống như các sinh viên bản xứ. Trong đó, bảng điểm được xem là văn bằng
chính thức thể hiện cho kết quả học tập của sinh viên. Một bảng điểm
đầy đủ sẽ phải bao gồm “điểm thành phần” và “điểm trung bình học thuật”
(hay còn gọi là GPA).
Mỹ có một hệ thống điểm rất đặc biệt và
có độ phân tích cao. Ví dụ như trường hợp 2 sinh viên bằng điểm GPA là
3.5 và cùng xin vào một trường đại học, lúc này bộ phận tuyển sinh sẽ
tiến hành phân tích thêm về độ khó của trường trung học mà ứng sinh vừa
tốt nghiệp, đánh giá thêm về áp lực học tập, sau đó mới đưa ra kết luận
cuối cùng.

Nếu điểm ở Việt Nam được tính trên thang 10 thì điểm ở Mỹ lại được tính theo thang 4. Nhìn chung thì cách tính điểm này của Mỹ thường không dễ hiểu đối với sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định du học Mỹ, đặc biệt là những ai muốn đi theo diện học bổng thì “bỏ túi” các quy tắc quy đổi điểm là điều rất cần thiết!
Cách quy đổi điểm trung bình học thuật tại Việt Nam sang GPA của Mỹ
GPA (là viết tắt của cụm từ Grade Point
Average) được hiểu là điểm trung bình học thuật theo hệ thống giáo dục
Mỹ. Cụ thể hơn, GPA là 1 chỉ số để đánh giá năng lực học tập của học
sinh hoặc sinh viên. Cách tính chỉ số này là cộng tất cả cột điểm trung
bình của các môn học rồi chia đều ra để lấy điểm trung bình.
Giáo dục Mỹ từ lâu đã thông dụng cách
đánh giá năng lực của học viên bằng các cấp độ A, B, C, D, F, V, M từ
cao xuống thấp. Và GPA được tính bằng cách chuyển các chữ cái ABC… này
sang thang điểm 4 dựa vào bảng quy tắc dưới đây:
Điểm chữ | Thang điểm 10 | Mô tả | GPA | U.S GPA | Points | U.S GPA | Points |
A+ | 9 - 10 | Xuất sắc | 4.0 | A+ | 4.0 | C+ | 2.3 |
A | 8 – 8.99 | Giỏi | 4.0 | A | 4.0 | C | 2.0 |
B+ | 7 – 7.99 | Khá | 3.3 | A- | 3.7 | C- | 1.7 |
B | 6 – 6.99 | Trung bình khá | 3.0 | B+ | 3.3 | D+ | 1.3 |
C | 5 – 5.99 | Trung bình | 2.0 | B | 3.0 | D | 1.0 |
D | 0 – 4.99 | Không đạt | 1.0 | B- | 2.7 | D- | 0.7 |
F | Học lại | 0 | |||||
Đạt (Pass) | |||||||
V | Miễn thi (Exempt) | ||||||
M | Vắng thi (Absent) |
*Lưu ý: (Điểm VN / 10) * 4 = GPA

Trên thực tế, cách quy tính điểm trên
tuy phổ biến nhưng lại khá là “thiệt thòi” cho học sinh sinh viên Việt
Nam. Bởi lẽ, nếu ở bậc THPT Mỹ mỗi lớp sẽ có khoảng 5% học viên được
điểm A, thì tại VN điểm 9 – 10 của các thầy cô cấp 3 vô cùng khó lấy.
Rất nhiều bạn học sinh giỏi chỉ đạt điểm số cao nhất là 8, quy ra GPA =
3.2 và mức này thường được các trường cao đẳng/ đại học ở Mỹ đánh giá
chỉ trên mức trung bình một chút.
Để tránh bất lợi cho sinh viên Việt Nam,
nhiều thang điểm khác đã được đưa ra. Trong đó, thang điểm đề nghị bởi
VEF (quỹ giáo dục Việt Nam) được cho là phản ánh đúng nhất sức học của
các bạn.
Đâu là điểm sàn GPA của các học bổng du học Mỹ?
Dù là ở Mỹ hay Việt Nam, không một ngôi
trường nào muốn nhận đào tạo những học viên có năng lực học tập quá kém.
Và để thu hút nhân tài, họ thường đưa ra những suất học bổng đầu vào
hấp dẫn cho ứng sinh trúng tuyển trong mỗi kỳ nhập học. Nếu muốn được
nhận vào các trường ở Mỹ, bạn cần có điểm trung bình học thuật 3.3 trở
lên. Trong khi để có cơ hội nhận được học bổng, điểm số này phải lên tới
4.0 (tương đương 9.0/10).
Nhiều bạn HSSV vẫn nghĩ rằng chỉ cần cố đạt điểm GPA cao là đã có thể xin được học bổng du học Mỹ.
Tuy nhiên, đôi khi GPA lại xếp sau các hoạt động ngoại khóa trong 3 năm
phổ thông của học sinh. Các trường ở Mỹ đánh giá rất cao tầm quan trọng
của các hoạt động này, cho nên giờ đây chúng không chỉ là thành tích
phụ giúp làm đẹp hồ sơ mà còn là điều kiện tiên quyết để bạn trở thành
chủ nhân của các suất học bổng giá trị.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức trao học bổng
còn yêu cầu sinh viên phải có thêm các điểm SAT, TOEFL, IELTS, GMAT,
GRE, thư giới thiệu và bài luận. Cho nên để được hỗ trợ săn thành công
cho suất học bổng du học Mỹ mà bạn đang hướng tới, vui lòng liên hệ
trung tâm INEC theo số 1900 636 990 hoặc:
Hotline TP HCM: 0903 409 3223 – 093 409 2080
Hotline Đà Nẵng: 093 409 9070
Email: inec@inec.vn
0 comments:
Post a Comment